Khởi Công Dự Án Mắc Ca Ánh Dương Tại Đắk Lắk
Dự án mắc ca Ánh Dương là một dự án quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đắk Lắk nhằm mục đích phát triển và khai thác tiềm năng của cây macca. Với tâm huyết nhiều năm trong nghề Anh Trương Đức Thịnh (CEO của Ánh Dương) cùng cộng sự hy vọng dự án này sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể cho địa phương cũng như công ty trong tương lai.
Mục đích của dự án mắc ca Ánh Dương
Dự án mắc ca Ánh Dương nhằm đưa cây macca trở thành một nguồn nguyên liệu nông sản chiến lược đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, các mục tiêu chính của dự án bao gồm:
Tăng cường sản xuất macca chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm macca tại tỉnh Đắk Lắk.
Tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập bền vững cho người dân địa phương.
Phát triển kinh tế địa phương, góp phần vào sự phát triển bền vững và cân bằng hóa kinh tế vùng.
Thông tin chi tiết về quá trình khởi công dự án mắc ca Ánh Dương
Ngày 09-02-2022, Anh Thịnh cùng các cộng sự và khách mời tổ chức lễ Động thổ Dự án mắc ca Ánh Dương tại Huyện Krông Năng, Đắk Lắk.
Tham dự buổi lễ có:
Đồng chí Dương Kim Chung - Giám đốc HTX mắc ca Ánh Dương
Đặng Thái Mạnh Hùng - Quản Lý Giám sát
Cùng đối tác và cán bộ và nhân viên của Công ty
Dự án mắc ca Ánh Dương nằm trên diện tích đất hơn 600 héc ta với tổng số vốn đầu tư 10 tỷ đồng và dự kiến năm 2025 sẽ cho sản lượng 700 tấn/năm. Đây là một dự án mang lại nhiều giá trị cho người nông dân tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Phát biểu tại buổi lễ, Ông Dương Kim Chung - Giám đốc HTX mắc ca Ánh Dương cho biết: “Đối với Đắk Lắk chúng tôi đã có hơn 10 năm gắn bó cho nên công ty hiểu rõ được những tiềm năng và lợi thế của Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Năng nói riêng đang có được. Dự án mắc ca Ánh Dương khởi công sẽ góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới. Dự án đi vào hoạt động chắc chắn sẽ tác động lớn đến phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội huyện Krông Năng nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung.”
Chiến lược triển khai và định hướng phát triển dự án mắc ca Ánh Dương
Chiến lược triển khai
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch
Đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng để lựa chọn các khu vực phù hợp cho việc trồng macca. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổng thể bao gồm: mục tiêu, phạm vi công việc, nguồn lực, ngân sách và lịch trình thực hiện.
Giai đoạn 2: Triển khai hạ tầng và công nghệ
Phát triển hệ thống tưới tiêu, đường xá, kho bãi và các công trình phụ trợ cần thiết như xưởng gia công, khu vực kiểm định, khu vực đóng gói, khu vực xuất hàng,…
Tổ chức các chương trình đào tạo cho nông dân và nhân viên về kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây macca.
Giai đoạn 3: Trồng trọt và chăm sóc
Triển khai trồng cây theo kế hoạch đã lập và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc cây như tưới nước, bón phân, cắt tỉa và bảo vệ thực vật đúng quy trình chuẩn Việt GAP.
Giai đoạn 4: Thu hoạch và xử lý
Tổ chức thu hoạch macca theo các tiêu chuẩn đã đề ra, đảm bảo chất lượng và năng suất. Cuối cùng là xử lý sau thu hoạch: làm sạch, sấy khô và bảo quản macca để chuẩn bị cho quá trình tiêu thụ.
Định hướng và kế hoạch cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ
Mắc ca Ánh Dương tập trung vào việc sản xuất macca chất lượng cao, tuân thủ các tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. Song song đó là phát triển các kênh phân phối sản phẩm bao gồm bán lẻ, bán buôn, và xuất khẩu. Xây dựng chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm mắc ca Ánh Dương đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Kết luận
Dự án mắc ca Ánh Dương hướng đến việc trở thành một trong những nhà sản xuất hạt macca hàng đầu khu vực với quy mô sản xuất lớn và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự án không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn tập trung vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương.
Trong dài hạn, dự án mắc ca Ánh Dương sẽ tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế.